Ghé thăm làng nước mắm 400 tuổi ở Đà Nẵng, nơi lưu giữ đặc sản tiến Vua

Làng nước mắm Nam Ô không chỉ là nơi sản xuất mà còn trở thành một địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách, mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt. Luôn đại diện cho sự tỉ mỉ, cẩn trọng và đam mê của người dân địa phương trong nghề làm nước mắm.

Làng nước mắm 400 tuổi

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, hầu hết các làng nghề truyền thống đều có sự can thiệp của máy móc, tuy nhiên nước mắm Nam Ô của ngôi làng cùng tên lại được “nhào nặn” từ chính đôi bàn tay của người dân vùng biển.

Cho đến nay, làng nghề Nam Ô vẫn sản xuất nước mắm theo phương pháp thủ công, nhằm giữ được nét truyền thống cũng như mang lại chất lượng tốt nhất trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng

Được biết, làng nước mắm Nam Ô cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Đông Nam, nơi đây nằm gần nguồn biển sạch và có điều kiện tự nhiên lý tưởng để sản xuất nước mắm. Điều đặc biệt của làng Nam Ô chính là phương pháp sản xuất nước mắm truyền thống, không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào mà chỉ dùng hai nguyên liệu chính là cá và muối.

Nước mắm Nam Ô có vị ngọt, mặn tự nhiên. Người dùng có thể cảm nhận được hương vị rõ ràng qua đầu lưỡi sau quá trình lên men của cá cũng như giai đoạn chế biến. Đối với người dân miền Trung, nước mắm Nam Ô được xem như một loại “gia vị” không thể thiếu trong nhiều món ăn, mà ngon nhất phải kể đến thưởng thức cùng rau sống, bún mắm, bánh xèo, bánh đập,...

Nước nắm Nam Ô được xem như một loại “gia vị” không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân miền Trung

Đến với Nam Ô, chúng tôi may mắn gặp được chị Nguyệt - chủ cơ sở nước mắm Hiệp Hải, người gắn liền với làng mắm từ khi còn nhỏ. Chị Nguyệt chia sẻ rằng, để đưa ra thị trường thương hiệu nước mắm Nam Ô thì đầu tiên, người dân cần lựa chọn thời điểm đánh bắt cá phù hợp, mà thường sẽ rơi vào đúng tháng 3, tháng 7 hàng năm vì đó là lúc con cá có chất lượng ngon nhất.

"Sau khi chọn được những mẻ cá tươi ngon và chất lượng, người dân sẽ đưa về làng từ sáng sớm, sau đó cho ủ trong vòng 6 tháng đến 1 năm theo công thức của làng. Sau khi ủ đủ thời gian, cá sẽ được đánh nhuyễn, sau đó lọc để lấy nước mắm. Nước mắm lọc xong chưa thể dùng ngay mà còn phải đưa vào vại sành ủ thêm 5 ngày, sau đó mới có thể đóng chai và xuất ra thị trường", chị Nguyệt chia sẻ.

 Nước mắm lọc xong chưa thể dùng ngay mà còn phải đưa vào vại sành ủ thêm 5 ngày, sau đó mới có thể đóng chai và xuất ra thị trường

Hiện nay, làng nghề nước mắm Nam Ô có 92 hộ làm nước mắm, trong đó 54 hộ dân tham gia vào Hội làng nghề nước mắm truyền thống. Mỗi năm, ngôi làng này cung ứng ra thị trường hàng trăm nghìn lít nước mắm, vừa phục vụ nhu cầu thưởng thức của khách hàng, vừa mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Điều làm nên nét đặc trưng của thương hiệu nước mắm Nam Ô không chỉ ở chất lượng, mùi thơm ngon đặc trưng mà còn bởi đây từng là sản phẩm được lựa chọn để tiến vua.

Tại sao lại chọn nước mắm Nam Ô để dâng lên tiến Vua?

Trong văn hóa Việt Nam truyền thống, nước mắm nam Ô được chọn để dâng lên tiến vua vì nhiều lý do, nhưng yếu tố cốt lõi là bởi hương vị đặc trưng và thơm ngon, ngoài ra còn liên quan đến vùng đất xứ Nghệ.

Nước mắm nam Ô có nguồn gốc từ xứ Nghệ, vùng đất quanh sông Lam: Đây là một vùng đất mà đã từ lâu đời nổi tiếng với nguồn cung cấp nước mắm chất lượng cao. Truyền thống sản xuất nước mắm ở đây được truyền miệng qua nhiều thế hệ, đồng thời cũng thể hiện giá trị về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.

Nước mắm nam Ô có hương vị đặc trưng và thơm ngon, được sản xuất từ các loại cá ngon khác nhau như cá cơm, cá cơm lục, cá linh, cá thác lác... Công thức sản xuất được giữ bí mật và truyền lại qua nhiều thế hệ, giúp nước mắm Nam Ô có hương vị đặc biệt.

Ngoài ra, trong lịch sử Việt Nam, việc dùng nước mắm nam Ô để dâng lên tiến vua là một hành động truyền thống, tượng trưng cho sự tôn trọng và tuyên dương của những người dân Nam Ô. Nó được xem như một tác phẩm nguyên liệu, một biểu tượng cho sự sánh đôi giữa xứ Nghệ và hoàng cung.

Cho đến nay, nước nắm Nam Ô vẫn lưu giữ được đặc sản tiến Vua

Trải nghiệm du lịch tại làng mắm Nam Ô

Làng nước mắm Nam Ô không chỉ là nơi sản xuất mà còn trở thành một địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách. Ngôi làng mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt. Nó đại diện cho sự tỉ mỉ, cẩn trọng và đam mê của người dân địa phương trong nghề làm nước mắm.

Chị Nguyệt cho biết, để có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi ghé thăm làng mắm thì du khách nên cân nhắc đến đây vào tháng 3, tháng 7. Lúc này, mọi người có thể cùng người dân địa phương đánh bắt cá cơm, “xắn tay” vào việc chọn lựa những con cá phù hợp hay thậm chí là tự tay muối cá, ủ cá…

Du khách khi đến làng có thể tham gia hoạt động làm mắm cùng người dân địa phương (Ảnh minh họa, nguồn: Vietnamnet)

Sau khi nước mắm được đóng chai và phân phối ra thị trường, du khách có thể tìm mua tại các khu chợ, đến trực tiếp làng mắm hay các cửa hàng du lịch mua sắm ở Đà Nẵng.

Anh Trọng Huy (21 tuổi) - một vị khách người Hà Nội - ghé thăm làng nghề Nam Ô để mua nước mắm - bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể có những trải nghiệm thú vị cùng người dân địa phương. Anh tâm sự: “Tôi có chuyến du lịch tại Đà Nẵng vào ngày 17/10 vừa qua. Được mọi người giới thiệu về loại nước mắm Nam Ô, tôi cũng muốn mua về dùng thử. Khi đến làng, mục đích ban đầu không chỉ để mua nước mắm, mà còn muốn được các cô, các bác hướng dẫn làm nước mắm. Tuy nhiên, thật không may khi thời điểm này, Đà Nẵng đang mưa lớn nên công đoạn sản xuất đang tạm hoãn. Chắc chắn rằng trong tương lai gần, khi quay trở lại Đà Nẵng, tôi sẽ đến đây một lần nữa. Khi đó, có khi mọi người sẽ thấy tôi khoác lên mình màu áo ngư dân”.

Du lịch Đà Nẵng vào đúng mùa mưa lớn, anh Trọng Huy lộ rõ vẻ tiếc nuối khi không thể tham gia trải nghiệm làm mắm tại làng nghề Nam Ô

Tạm kết

Làng nghề nước mắm Nam Ô không đơn thuần là một làng nghề truyền thống mà còn là biểu tượng về sự gắn kết và tinh thần bền bỉ của người dân nơi đây. Cảm xúc và tâm hồn của những người thợ thủ công được thể hiện qua từng giọt nước mắm được tạo ra. Nó mang lại niềm tự hào không chỉ cho người dân nơi đây mà còn cho cả cộng đồng vùng miền, là một phần không thể thiếu trong hành trang văn hóa của Đà Nẵng.

Tin bài & ảnh: Nhóm 0099 - Đại học Duy Tân
Bình luận đã bị vô hiệu hóa.